Chó bị tiêu chảy có lẽ không phải là hiện tượng hiếm gặp và không còn xa lạ với những người nuôi chó. Hầu hết các chú chó nhỏ chỉ mới vài tháng tuổi đều mắc phải chứng bệnh đi ngoài. Cùng Pet’s FOF tìm hiểu về bệnh này và khi chó bị tiêu chảy uống thuốc gì để hết bệnh.
Nội dung bài viết
1. Chó bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Như đã nói ở trên trường hợp chó bị tiêu chảy sẽ gây nên mất nước ở chó. Vậy việc chúng ta cần làm là tìm hiểu rõ nguyên nhân bị bệnh và đồng thời cung cấp lượng nước cho bé cún. Bạn có thể tham khảo thuốc hỗ trợ sau đây để giúp chúng hồi phục nhanh hơn:
1.1 Oresol
Với công dụng chính của thuốc Oresol là giúp cơ thể bù nước và điện giải, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết khi chúng bị tiêu chảy. Oresol dạng bột cần pha với nước, theo liều lượng và hướng dẫn cụ thể trên bao bì hoặc từ bác sĩ thú y. Tránh lạm dụng hoặc cho uống quá nhiều vì có thể gây rối loạn điện giải.
1.2 Spectinomycin dạng siro
Đây là loại thuốc đặc trị các bệnh tiêu chảy do viêm ruột hoặc nhiễm khuẩn. Thuốc có thể bơm trực tiếp vào góc miệng chó với liều khoảng 1ml mỗi lần. Spectinomycin giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột và hỗ trợ hồi phục nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung men vi sinh (probiotics) dành cho thú cưng để giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong đường ruột của chó, giúp cải thiện tiêu hóa.
2. Nguyên nhân khiến chó bị tiêu chảy
Chó bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, và việc xác định chính xác nguyên nhân là yếu tố quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt là những chú chó từ 2 – 4 tháng tuổi, bởi hệ tiêu hóa đường ruột của bé chó còn rất kém.
2.1 Do tác động của môi trường
Môi trường tác động đến hệ tiêu hóa của chó khiến chúng bị tiêu chảy như môi trường ẩm thấp hoặc không đảm bảo vệ sinh dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi, gây rối loạn hệ tiêu hóa của chó.
Ngoài ra, di chuyển nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng chó bị tiêu chảy. Khi chó phải di chuyển xa hoặc đi xe trong thời gian dài, chúng dễ bị say xe, căng thẳng, dẫn đến tiêu chảy. Dạng tiêu chảy này thường chỉ nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chó.
2.2 Do thức ăn
Những chú chó nhạy cảm với thức ăn hoặc kén ăn có thể bị tiêu chảy khi bạn thay đổi chế độ ăn đột ngột hoặc cho chúng thử thức ăn mới mà không có sự chuyển đổi từ từ.
Việc ăn phải thức ăn hư hỏng, có dấu hiệu bị thiu hoặc để lâu ngày cũng dễ gây ngộ độc, làm hệ tiêu hóa của chó không thể hấp thụ và dẫn đến tiêu chảy.
Một số loại thức ăn giàu chất béo hoặc khó tiêu cũng là nguyên nhân khiến chó bị tiêu chảy. Khi chó gặp phải tình trạng này, bạn nên kiểm tra kỹ nguồn gốc thức ăn và đảm bảo vệ sinh cho thức ăn của chúng.
2.3 Do bệnh lý
Một số bệnh như viêm đại tràng, viêm ruột, hoặc ung thư có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột, dẫn đến tiêu chảy kéo dài. Bệnh về thận và gan cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến tiêu hóa, gây ra tiêu chảy do các cơ quan này không lọc hoặc thải độc đúng cách.
Các loại virus như Parvovirus, Carrevirus, Coronavirus tấn công đường ruột hoặc hệ miễn dịch của chó, gây nên tiêu chảy nặng, mất nước nghiêm trọng và cần được chữa trị ngay lập tức.
3. Dấu hiệu chó bị tiêu chảy
Để nhận biết rõ chó cưng của bạn có bị tiêu chảy hay không, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu cơ bản sau đây:
- Chó bị tiêu chảy thường đi ngoài nhiều hơn bình thường, lên đến 3-4 lần (hoặc nhiều hơn) trong ngày.
- Phân thường có dạng sệt, lỏng nát, có bọt hoặc chất nhầy kèm theo, đôi khi có mùi khó chịu hơn bình thường.
- Chó bị tiêu chảy có thể kèm theo tình trạng nôn mửa, khiến chúng mất sức nhanh chóng.
- Sốt là một dấu hiệu nghiêm trọng, thường là phản ứng của cơ thể trước nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm.
- Chó có thể trở nên ít hoạt động, phờ phạc, hoặc có biểu hiện uể oải, nằm ủ rũ và không hứng thú với xung quanh.
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này, rất có khả năng chó cưng của bạn đang gặp vấn đề tiêu hóa hoặc mắc bệnh tiêu chảy. Lúc này, bạn nên theo dõi tình trạng của chó cẩn thận và nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để được điều trị kịp thời.
4. Cách phòng tránh chó bị đi ngoài
Để phòng tránh tiêu chảy ở chó, có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, đảm bảo đồ ăn chín và nước uống sạch. Tránh cho chó ăn thức ăn ôi thiu hoặc thực phẩm khó tiêu.
- Duy trì khu vực sống của chó khô ráo, thoáng mát, và thường xuyên vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn và ký sinh trùng có hại.
- Tránh để chó ở trong môi trường quá khép kín hoặc căng thẳng, cho chó đi dạo và vận động để giảm stress.
- Tiêm chủng đủ liều và đúng thời điểm, nhất là trong giai đoạn đầu sau 2 tháng tuổi. Việc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cũng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho chó, giúp ngăn ngừa các bệnh về tiêu hóa.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên, Pet’s FOF chia sẻ với những nguyên nhân và những gợi ý chó bị tiêu chảy uống thuốc gì nhanh hết nhất để điều trị kịp thời cho bé. Đưa chó đến trung tâm thú y để có những phương pháp chữa trị kịp thời nếu chó có những triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài. Theo dõi Fanpage Pet’s FOF để biết thêm nhiều thông tin và cách chăm sóc thú cưng.
XEM THÊM BÀI LIÊN QUAN:
Bệnh parvo ở chó là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Cách trị ghẻ cho chó hiệu quả nhất
Chó bị đánh bả bao lâu thì chết? Và những cách sơ cứu
Nguyên nhân chó đi ngoài ra máu có mùi tanh là gì?
Cho chó con uống sữa Vinamilk được không?
Chó đực bị viêm tinh hoàn và cách điều trị
Tại sao chó bỏ ăn chỉ uống nước? Cách điều trị chó kén ăn