Từ lâu chúng ta đã xem những chú chó là người bạn đồng hành nhỏ không thể thiếu trong cuộc sống. Nhưng để chăm sóc những bạn nhỏ này cần có một vài điều cần lưu ý đặc biệt là chó bị thiếu máu nên làm gì . Những chất dinh dưỡng cần thiết cho chó, những loại thức ăn tốt nhất cho chó? Có thể chế biến thức ăn bổ máu cho chó tại nhà khi chó bị thiếu và cách bổ sung máu cho chó qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhé. Trong bài viết này, Pet’s FOF sẽ chia sẻ một số kiến thức cần thiết và quan trọng. Giúp hành trình chăm sóc chó cưng của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Nội dung bài viết
1. Những chất dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn bổ máu cho chó
Giống như con người, nhu cầu dinh dưỡng của chó cũng được chia theo từng giai đoạn độ tuổi, giống loài, và lối sống của chúng. Dựa vào những nhu cầu cơ bản đó chúng ta có thế lựa chọn những thành phần dinh dưỡng và chế độ ăn uống phù hợp nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và sức khỏe của chó cưng. Bên cạnh những người nuôi đã có dày dặn kinh nghiệm thì những “newbie” cũng cần có những kiến thức cơ bản về chăm sóc thú cưng của mình.
- Protein (Đạm): Là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất, trong cung cấp năng lượng và phát triển cho chó. Nguồn protein tốt nhất cho chó mà bạn nên biết là từ cá và các loại thịt tươi. Các loại thịt, cá thường được chế biến nhiều nhất bạn có thể chọn như ức gà, xương gà, cổ gà, nội tạng như gan, tim, cật…
- Carbohydrate và chất xơ: Carbohydrate cũng là chất dinh dưỡng quan trọng góp phần cung cấp năng lượng cho chó. Nếu carbohydrate là tinh bột giúp cho chó no lâu và bền bỉ hơn. Thì chất xơ đóng vai trò hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Những thực phẩm cung cấp carbohydrate và chất xơ bạn có thể chọn là cơm, mì, khoai lang, khoai tây….
- Khoáng chất thiết yếu: khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và duy trì ở chó là canxi. Canxi là khoáng chất giúp các bộ phận như khung xương và răng phát triển. Khoáng chất này bạn có thể cung cấp bằng cách sử dụng thực phẩm bổ sung dành riêng cho chó. Các thực phẩm hàng ngày có thể bổ sung canxi cho chó cưng của bạn như trứng, sữa chua, phô mai…
- Nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự sống của chó. Giống như con người, chó cũng cần nước để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể. Hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tiêu hóa thức ăn và làm mát cơ thể.
2. Những loại thức ăn bổ máu cho chó
- Thức ăn tươi sống: Vì chó là loài ăn thịt, chúng có thể ăn là thịt tươi sống như chuột, côn trùng… Tuy nhiên các loại thức ăn tươi sống có nguy cơ gaaycasc bệnh về đường tiêu hóa.
- Thức ăn dạng hạt khô: Thức ăn dạng hạt khô có ưu điểm là có thể cung cấp đa dạng nhiều chất dinh dưỡng cho thú cưng của bạn và tiện lợi dễ dàng sử dụng. Trên thị trường có đa dạng các loại với chất lượng khác nhau. Bạn cần chú ý khi chọn mua sản phẩm dùng cho chó cưng của bạn nhé! Tìm hiểu thêm về thức ăn dạng hạt cùng Pet’s FOF tại đây nhé. TOP 5 LOẠI THỨC ĂN HẠT TỐT NHẤT CHO CHÓ HIỆN NAY.
- Thức ăn mềm chế biến sẵn: Ưu điểm của dạng thức ăn mềm cho chó là chứa hàm lượng nước cao. Được chế biến phù hợp khẩu vị với các chú chó. Với giá thành cao, và các yếu tố như khó bảo quản, đa dạng trên thị trường. Bạn cần lưu ý khi chọn mua những sản phẩm này.
- Thức ăn tự chế biến: Khi tự chế biến bạn sẽ kiểm soát được các thành phần trong bữa ăn của chó. Kiểm soát được cách thức chế biến thức ăn, tiết kiệm chi phí…
3. Cách bổ sung máu cho chó qua thức ăn ?
Chế biến thức ăn cho chó bị thiếu máu tại nhà có thể tốt nếu bạn làm đúng cách và cân nhắc kỹ về yếu tố dinh dưỡng là một trong những cách bổ sung máu cho chó mà bạn có thể làm. Việc tự nấu thức ăn cho chó tại nhà giúp bạn kiểm soát hoàn toàn nguồn nguyên liệu và chất lượng thức ăn. Đảm bảo rằng chó nhận được khẩu phần đủ dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
Tuy nhiên, việc chế biến thức ăn cho chó cũng cần sự hiểu biết về các yêu cầu dinh dưỡng. Hãy cân nhắc kỹ về lượng protein, carbohydrate, chất béo và vitamin cần thiết. Nếu không cân đối, chế biến thức ăn tại nhà có thể dẫn đến thiếu hụt hoặc thừa cân chi tiết cần thiết cho sức khỏe của chó.
4. Cách chế biến thức ăn cho chó tại nhà
Kế tiếp Pet’s FOF sẽ gợi ý cho bạn một số chế biến thức ăn tại nhà cho chó nhé.
4.1 Làm thức ăn từ thịt và rau củ
Nguyên liệu:
- 1kg thịt gà hoặc thịt bò thái nhỏ
- 600grkg gạo nếp hoặc gạo lứt
- 1kg rau củ như bí đỏ, cà rốt, bí ngô, bắp cải, hành tây
- 300gr đậu hủ non
- 2 muỗng canh dầu oliu hoặc dầu cá
- 1.5 lít nước
Cách làm:
- Bước 1: Đun sôi nước trong nồi, nấu cho đến khi gạo chín.
- Bước 2: Trong khi gạo đang nấu, hãy hấp thịt gà hoặc thịt bò trong nồi hấp cho đến khi chín.
- Bước 3: Làm sạch và thái nhỏ rau củ.
- Bước 4: Khi gạo chín và thịt hấp chín, trộn thịt, gạo, rau củ và đậu hủ thành một hỗn hợp.
- Bước 5: Thêm dầu oliu hoặc dầu cá và viên canxi vào tô, sau đó trộn đều. Nếu thức ăn quá khô, bạn có thể thêm một thêm ít nước và trộn đều.
4.2 Làm thức ăn từ các hạt và rau củ
Nguyên liệu:
- 2kg lúa mạch
- 1kg hạt đậu xanh
- 1kg cải bắp
- 1kg bí đỏ
- 1kg cà rốt
- 1/4kg dầu hướng dương hoặc dầu ô-liu
- 1 muỗng canh các loại hạt
- 1 viên canxi
- 2 lít nước
Cách làm:
- Bước 1: Đun sôi nước trong nồi, thêm lúa mạch và hạt đậu vào rồi nấu cho đến khi chín.
- Bước 2: Trong khi nấu lúa mạch và đậu, hãy thái nhỏ cải bắp, bí đỏ và cà rốt.
- Bước 3: Khi lúa mạch và hạt đậu chín, thêm rau củ đã thái vào nồi và nấu tiếp cho đến khi chín mềm.
- Bước 4: Tắt bếp và thêm dầu hướng dương hoặc dầu ô-liu, hạt lanh, viên canxi và trộn đều.
4.3 Làm pate từ thịt và hải sản
Nguyên liệu:
- 600gr thịt nạc lợn
- Tôm/ cua xé nhỏ
- 1kg bí đỏ hoặc cà rốt
- 400gr gan lợn
Cách làm :
- Bước 1: Rửa sạch và thái nhỏ các nguyên liệu như thịt lợn rau củ, gan lợn.
- Bước 2: Cho lên bếp đun chín thêm gia vị vừa phải. Tiếp tục đun trên bếp cho đến khi các nguyên liệu mềm.
- Bước 3: Thêm nước và dầu thực vật say nhuyễn hỗn hợp vừa nấu tới độ sệt vừa đủ.
- Bước 4: Để nguội pate sau đó chia nhỏ thành từng bữa, bảo quản pate trong tủ lạnh.
Kết luận
Trên đây là những thức ăn bổ máu cho chó mà bạn có thể chế biến tại một cách đơn giản nhằm cải thiện tình trạng chó bị thiếu máu, bên cạnh đó bạn cũng nên kết hợp với những loại thuốc bổ sung để cải thiện tình trạng chó bị thiếu máu nhé. Hy vọng với các chia sẻ của Pet’s FOF, giúp ích được trong hành trình chăm sóc cho chú chó của bạn. Hoặc nếu bạn còn phân vân, hãy liên hệ cho Fanpage Pet’s FOF để được tư vấn nhé!