Bệnh dại ở chó là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với cả chó và con người. Không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng của thú cưng, bệnh dại còn có khả năng lây lan sang con người nếu không được phòng ngừa đúng cách. Vậy bệnh dại là gì? Tại sao nguy hiểm? dấu hiệu bệnh dại ở chó là gì? Làm sao để phòng ngừa bệnh dại
Pet’s FOF với kinh nghiệm chăm sóc thú cưng chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những triệu chứng bệnh dại ở chó, biểu hiện của chó khi bị dại, cũng như giải đáp câu hỏi chó bị dại sống được bao lâu?
Nội dung bài viết
1. Bệnh dại ở chó là gì? Các dấu hiệu của bệnh dại ở chó
1.1 Bệnh dại là gì? Tại sao nguy hiểm
Bệnh dại là một bệnh nhiễm virus cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong cho chó và lây truyền qua nước bọt từ vết cắn của động vật bị nhiễm. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó tấn công hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Hiện nay, bệnh dại không có thuốc chữa dứt điểm một khi các triệu chứng đã bùng phát. Do đó, việc phát hiện dấu hiệu bệnh dại ở chó sớm rất quan trọng để bảo vệ thú cưng và gia đình của bạn
1.2 Triệu chứng bệnh dại ở chó – Dấu hiệu ban đầu
Việc nhận diện các triệu chứng bệnh dại ở chó ngay từ đầu sẽ giúp bạn nhanh chóng có biện pháp xử lý và. Tuy nhiên, những dấu hiệu ban đầu của bệnh dại ở chó thường khá mờ nhạt và dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác như
- Sốt nhẹ: chó có thể xuất hiện tình trạng sốt nhưng thường không quá cao và hành sốt nhiều ngày
- Thay đổi hành vi: chó có trở nên lơ đễnh, ít năng động hơn, hoặc ngược lại có thể trở nên bồn chồn và bất an
- Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh: chó bị dại sẽ nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh, đặc biệt là ánh sáng và âm thanh. Chúng có xu hướng phản ứng mạnh như hoảng hốt hay ngược lại trở nên hung hãn khi có ánh sáng đột ngột chiếu vào và âm thanh lớn.
Những triệu chứng bệnh dại ở chó ban đầu này thường rất khó để nhận ra và có thể bị bỏ qua nếu không quan sát kỹ
1.3 Biểu hiện của chó bị dại khi bệnh tiến triển
Sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh dại sẽ tiến triển nhanh chóng, biểu hiện qua những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Biểu hiện của chó bị dại ở giai đoạn này thường rất đặc trưng:
- Chảy nhiều nước dãi: đây là một trong những dấu hiệu bệnh dại ở chó điển hình nhất. Do cơ bắp vùng hàm bị tê liệt, chó không thể nuốt, khiến nước dãi chảy ra liên tục chúng không thể kiểm soát điều này
- Thay đổi giọng sủa: chó có thể sủa to hơn, hoặc sủa khàn đục hơn bình thường
- Hành vi bất thường: chó có thể trở nên hung dữ đột ngột, tấn công người và vật xung quanh mà không có lý do. Một số khác lại có biểu hiện ngược lại, trở nên nhút nhát, sợ hãi và tránh xa mọi người
- Liệt cơ bắp: trong giai đoạn cuối của bệnh, chó thường bị liệt, không thể di chuyển hoặc điều khiển các bộ phận cơ thể
Đây là giai đoạn mà triệu chứng bệnh dại ở chó trở nên rõ rệt và cực kỳ nguy hiểm. Nếu bạn thấy những biểu hiện này, cần cách ly chó khỏi con người và động vật khác ngay lập tức và báo cho bác sĩ thú y
2. Chó bị dại sống được bao lâu?
Từ khi những biểu hiện đầu tiên của bệnh dại xuất hiện, câu hỏi chó bị dại sống được bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện và tình trạng sức khỏe của chó. Thông thường, sau khi phát bệnh, chó có thể sống thêm từ 2 đến 7 ngày. Tuy nhiên, chó bị dại thường phải đối mặt với cái chết do liệt hoặc các biến chứng của virus.
Để ngăn chặn tình huống này, tiêm phòng dại là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Vaccine phòng dại không chỉ bảo vệ thú cưng của bạn mà còn giúp ngăn ngừa bệnh dại lây lan sang con người và các động vật khác.
3. Làm thế nào để bảo vệ chó khỏi bệnh dại?
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm và không có thuốc chữa trị khi triệu chứng đã xuất hiện. Vì vậy, phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chó và cả gia đình. Dưới đây là một số biện pháp mà Pet’s FOF khuyên bạn nên thực hiện để bảo vệ thú cưng:
Tiêm phòng định kỳ: tiêm vaccine phòng dại là cách duy nhất và hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh dại ở chó. Hãy luôn cập nhật lịch tiêm chủng cho chó của bạn theo khuyến cáo của bác sĩ thú y
Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã: Virus dại thường lây truyền qua vết cắn của các động vật bị nhiễm, đặc biệt là động vật hoang dã. Nếu bạn sống ở khu vực có nguy cơ cao, hãy hạn chế cho chó tiếp xúc với các loài như dơi, cáo…
Giám sát thú cưng: khi đưa chó ra ngoài, bạn nên luôn giám sát để tránh chó chạy tự do hoặc tiếp xúc với động vật lạ
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe: đưa chó đi khám định kỳ để bác sĩ có thể phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm nguy cơ mắc bệnh dại
4. Cách xử lý khi nghi ngờ chó mắc bệnh dại
Nếu bạn nghi ngờ thú cưng của mình có dấu hiệu bệnh dại, sau đây là những điều bạn nên làm
Cách ly chó khỏi người và vật nuôi khác: bệnh dại có thể lây qua vết cắn hoặc nước dãi, vì vậy bạn cần cách ly chó để tránh lây nhiễm
Liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức: bác sĩ sẽ xác nhận tình trạng của chó và có những biện pháp xử lý kịp thời
Không cố gắng điều trị tại nhà: bệnh dại là bệnh nguy hiểm và chỉ có chuyên gia y tế thú y mới có thể xử lý an toàn. Không nên tự điều trị hay tiếp xúc quá gần với chó khi nghi ngờ mắc bệnh
Pet’s FOF không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc và sản phẩm cho thú cưng mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong việc bảo vệ sức khỏe thú cưng của bạn. Chúng tôi luôn khuyến khích khách hàng thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chó, đặc biệt là đối với căn bệnh nguy hiểm như bệnh dại. Từ tiêm phòng đến cung cấp kiến thức về dấu hiệu bệnh dại ở chó, chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp tối ưu nhất cho thú cưng của bạn
Nếu còn thắc mắc gì xin liên hệ qua Fanpage Pet’s FOF để chúng mình có thể nhanh chóng giải đáp cho các bạn!
XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nguyên nhân chân chó bị sưng phù là gì?
Bao lâu tẩy giun cho chó 1 lần và cách tẩy giun
Chó nôn ra bọt vàng (chó ói bọt vàng) có nguy hiểm không?